Saturday, September 22, 2018

04 bí quyết rèn luyện kỷ luật trong kiểm soát cảm xúc bản thân

Trong cuộc sống chúng ta chính là người chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình về những vấn đề như sức khỏe, tài chính, tương lai và như vậy bạn phải có tinh thần  kỷ luật cao độ để hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ con người mình, cho mọi sự đến với mình và xảy ra với mình. Để đảm bảo kỷ luật bản thân về trách nhiệm, bạn  phải vô cùng tự chủ thì mới kiểm soát hoàn toàn ý thức của mình. Vậy để rèn luyện kỷ luật bản thân trong cảm xúc đạt được hiệu quả chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết 04 bí quyết rèn luyện kỷ luật trong kiểm soát cảm xúc bản thân nhé!!!

1. Hóa giải cảm xúc tiêu cực

Triệt tiêu những cảm xúc tiêu cực để đem lại cuộc sống hạnh phúc bằng cách tự nói với chính mình:"Mình có trách nhiệm." Hoặc sử dụng những suy nghĩ tích cực thay thế cho những suy nghĩ tiêu cực. Khi bạn vẫn còn trách móc người khác vì những việc bạn không thích thì bạn vẫn còn tư duy non nớt. Hãy chọn những tư tưởng mang tính xây dựng giúp bạn cải thiện cuộc sống và nâng cao chất lượng các mối quan hệ cũng như kết quả đạt được của mình. 
Những cảm xúc tiêu cực trong đời bạn thường liên quan đến những vấn đề tiền bạc như kiếm tiền, tiêu tiền, đầu tư tiền, đặc biệt là mất tiền nhưng bạn phải hiểu rằng chính bạn là người chịu trách nhiệm với những quyết định lựa chọn thực hiện liên quan đến vấn đề này vì thế bạn không thể đổ lỗi hay tức giận với ai. Trong mối quan hệ tình cảm của bạn cũng vậy, đừng để người quyết định số phận của bạn, hãy can đảm đưa ra lựa chọn và dù kết quả như thế nào cũng hãy chuẩn bị tâm lí và dũng khí để gánh chịu. Đừng than thân trách phận, chỉ cần cố gắng làm những việc nên làm và nội tâm hãy thật mạnh mẽ. 

2. Tăng cường mối liên hệ giữa trách nhiệm và kiểm soát

Càng có tinh thần trách nhiệm thì bạn càng có ý thức kiểm soát hơn những lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống. Và khi bạn càng tích cực và hạnh phúc trong mọi việc mình làm bạn sẽ dễ dàng triệt tiêu những cảm xúc tiêu cực. Bạn chính là người chịu trách nhiệm xem xét vấn đề và tìm ra lý do tại sao bạn lại chịu trách nhiệm với những chuyện đang xảy ra với bạn.
Không bao giờ than thở và giải thích về những vấn đề mà bạn phải chịu trách nhiệm. Những gì không thể hóa giải thì phải chịu đựng. Ông Helen Keller đã nói: "Khi bạn hướng về phía mặt trời những cái bóng sẽ đổ về phía sau".

3. Tự chủ và kiểm soát bản thân

Tính kỷ luật bản thân, tự chủ và tự kiểm soát đều bắt đầu bằng việc bạn chịu trách nhiệm cho cảm xúc của mình. Bạn là người chịu trách nhiệm cho cảm xúc của mình với những việc xảy ra với bạn. Bạn phải từ chối viện cớ, than thở chỉ trích hay đổ lỗi vì bất cứ điều gì. Bạn có thể áp dụng kỹ năng phân tâm cho mỗi vấn đề khi bạn cảm thấy khó khăn bằng cách thay vì nghĩ về những vấn đề đó bạn cố gắng phân tân bản thân đến một vấn đề khác. Điều này sẽ giúp tâm trí bạn xao nhãng khỏi những thúc đẩy hoặc ham muốn. Lên danh sách những vấn đề bạn muốn kiểm soát và tự chủ bản thân, hãy hành động thay vì cứ tập trung vào 1 vấn đề để càng rơi vào bế tắc. 
Hành động chính là liều thuốc giải tích cực cho cảm giác tức giận hay lo lắng. Hãy hành động có chủ ý hướng và tập trung vào những giải pháp liên quan đến những mục tiêu của bạn. Thật bận rộn với những việc quan trọng, không để thời gian cho những cảm xúc tiêu cực và suy nghĩ lung tung. Điều này sẽ hủy hoại tâm trí bạn.

4. Biết cách tha thứ cho bản thân 

Sẽ có những lúc bạn phạm lỗi hay thất bại và điều đó mang đến cho bạn cảm giác ghét bỏ bản thân mình hoặc thấy ghê tởm với chính mình. Trong trường hợp như vậy hãy biết tha thứ cho bản thân để tiếp tục bước về phía trước nhưng đừng phớt lờ sai lầm ấy, hãy ghi nhớ nó làm bài học kinh nghiệm cho bản thân. Đặc biệt đừng để bản thân đắm mình trong những cảm xúc tiêu cực ấy điều này sẽ khiến bản thân bạn rơi vào bế tắc và không tìm thấy lối ra. 
Đừng để sự thất bại trong bất kì lĩnh vực nào của cuộc sống đánh bại và ăn mòn sự tự tin trong bạn. Thay vào đó hãy hướng bản thân đến những kế hoạch dự định để hoàn thiện bản thân trong tương lai. Hãy làm chủ cảm xúc của bản thân bằng cách nhìn nhận vấn đề và đối mặt với mọi thử thách rồi tìm cách giải quyết thích hợp chứ không phải là trốn tránh vì hành động trốn tránh sẽ ngăn cản bạn tiến về phía trước.Ta không thể thay đổi được chiều gió nhưng ta có thể thay đổi được hướng buồm. 

Trên đây là 04 bí quyết cơ bản nhất có thể giúp bạn rèn luyện tính kỉ luật bản thân trong kiểm soát cảm xúc của bản thân. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho mọi người có thể làm chủ khả năng kiềm chế cảm xúc bản thân và hướng đến một cuộc sống tươi đẹp hơn.



Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: